CHƯƠNG 34: HƯỚNG DẪN Y KHOA VÀ VIỆC KIỆN TỤNG (KIỆN CÁC BÁC SĨ - KIỆN NGƯỜI LÀM RA HƯỚNG DẪN Y TẾ)

02/04/2020 18:09

#Nhatban #kienthuc #mangduoclieu
SERIES HỘI CHỨNG VIÊM DA DO STEROID TẠI NHẬT BẢN
CHƯƠNG 34: HƯỚNG DẪN Y KHOA VÀ VIỆC KIỆN TỤNG (KIỆN CÁC BÁC SĨ - KIỆN NGƯỜI LÀM RA HƯỚNG DẪN Y TẾ)
-----
Tóm tắt: Hướng dẫn y khoa của Nhật Bản không công nhận hiện tượng nghiện Corticoid dạng bôi
Điều này làm cho các bác sĩ cũng rất rón rén trong việc giúp bệnh nhân chữa các bệnh viêm da cơ địa mà không dùng Corticoid
Vì nếu có chuyện gì mà bệnh nhân kiện ngược
Thì bác sĩ cũng dễ thua kiện
Thêm vào đó, bác sĩ sẽ có xu hướng kê Corticoid trong các trường hợp kể cả là không cần thiết
Nếu có rủi ro, bệnh nhân có kiện thì bác sĩ vẫn có nhiều tỷ lệ thắng kiện và đã làm theo hướng dẫn y khoa
Bác sĩ phải bảo vệ chính họ. Do đo các bệnh nhân cũng phải tự bảo vệ chính mình bằng tri thức
------

CHI TIẾT CHƯƠNG

Trong quyển sách này, tôi đã từng nói nhiều lần về việc hướng dẫn y khoa của Hiệp hội da liễu Nhật Bản không hề nhắc đến chứng nghiện hay bùng phát.
Quyển hướng dẫn này đã ràng buộc bác sĩ chuyên khoa như thế nào? Tôi muốn giới thiệu hai tài liệu trả lời câu hỏi này.
“Cách sử dụng quyển Hướng dẫn thực hành”
Viết bởi T Nakayama ( PGS, ĐH Kyoto Khoa Tin học sức khỏe)
Trong Hướng dẫn giảng dạy cho Chương trình thực tập

---Đoạn trích---
Trong việc áp dụng những hướng dẫn thực hành vào thực tế, điều thiết yếu là đọc, hiểu kĩ nội dung và phối hợp với kinh nghiệm chuyên môn. Theo sát hướng dẫn không phải lúc nào cũng đúng và thực hành những thứ không được in trong tập hướng dẫn cũng không bị cấm hay ra tòa. Mặt khác, những hoạt động y tế lệch hướng quá xa với hướng dẫn sẽ được yêu cầu phải nhận định phương pháp thực sự cũng như giải thích trong các hồ sơ.
---Hết đoạn trích---

Một tài liệu khác được viết bởi một giáo sư của ĐH Tsukuba khoa Sản và Phụ khoa
Tiêu chuẩn chăm sóc và điều trị
Viết bởi H Yoshikawa trong tờ Ký sự về Sản, Phụ khoa

---Đoạn trích---
Một khi tài liệu hướng dẫn được in ra thì nguyên tắc là các bác sĩ phải tuân thủ theo nó. Nếu họ không tuân thủ thì phải giải thích cho bệnh nhân lí do. Tác giả của hướng dẫn sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu hậu quả xấu xảy ra do bác sĩ không làm theo tài liệu. Tôi có nghe đồn rằng tác giả quyển hướng dẫn từng bị kiện ở Mỹ và hướng dẫn NCCN luôn khẳng định ở đầu sách là những hướng dẫn không phải lúc nào cũng nên áp dụng, và tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về kết quả điều trị. Tác giả quyển hướng dẫn bắt buộc phải xem xét quyển sách ba năm một lần và không được thiếu chú ý khi làm sách. Trong Khoa sản phụ, quyển hướng dẫn là một tài liệu quan trọng để tránh những cuộc bàn cãi, tranh luận. Ở Mỹ, bác sĩ sẽ ít bị buộc tội nếu tuân thủ theo quyển hướng dẫn. Các luật sư đang nhắm đến những sự sơ suất khi điều trị do không tuân theo hướng dẫn. Nếu có hồ sơ ghi lại bác sĩ đã làm theo đúng hướng dẫn, họ sẽ ít khi thua kiện cho dù kết quả điều trị có tệ hại. Nhưng việc làm ra hướng dẫn chỉ để thanh minh cho bác sĩ và tránh kiện tụng thì giống như “cầm đèn chạy trước ô tô” vậy. Các luật sư khá để tâm đến hướng dẫn bởi vì nó mô tả tiêu chuẩn điều trị trên những phương diện hợp lí.
---Hết đoạn trích---

Tài liệu trên cho thấy quyển hướng dẫn không ràng buộc bác sĩ về mặt chuyên môn, nhưng nếu không tuân thủ thì cần kiểm tra và giải trình đầy đủ. Dr Yoshikawa cũng nói rằng nếu làm theo hướng dẫn thì sẽ ít bị kiện cáo và nếu kiện thì khả năng thắng cũng cao hơn.
Nhân tiện, tôi đã tra cứu về trường hợp tác giả hướng dẫn bị kiện ở Mỹ, và tìm ra tài liệu dưới đây.
Ảnh hưởng của hướng dẫn đối với thực tế: Hiệu quả và khía cạnh pháp lý
Viết bởi T S Cheah trong tờ Ann Acad Med Singapore 1998

---Đoạn trích---
Lật ngược vấn đề, khả năng có thể xảy ra là tác giả quyển hướng dẫn có thể bị quy về tội xao nhãng nếu bệnh nhân bị chấn thương nặng do hướng dẫn thiếu sót, sai lầm. Điều này được thấy trong trường hợp Wickline và bang California ở Mỹ năm 1986. Trong vụ việc này, chương trình California Medicaid (Medi-Cal) đã từ chối yêu cầu của bác sĩ cho bệnh nhân được theo dõi thêm bởi vì điều này không được yêu cầu trong các thuật toán phát triển bởi Medi-Cal. Bệnh nhân được xuất viện và sau đó xuất hiện biến chứng. Những đánh giá chuyên môn của bác sĩ đã bị bỏ qua bởi những lí do tiết kiệm chi phí. Bệnh nhân sau đó đã kiện Medi-Cal. Quan tòa sau đó đã cảnh báo rằng bác sĩ có thể chịu trách nhiệm pháp lý nếu không đưa ra những đánh giá chuyên môn chính xác mà chỉ làm theo hướng dẫn, dẫn đến những hậu quả xấu cho bệnh nhân.”
---Hết đoạn trích---

Tôi cũng đã tải xuống và đọc qua lời tựa của hướng dẫn NCCN. Bên trong lời tựa nhắc đến việc bồi thường mất mát khá nhiều lần.

---Đoạn trích---
Disclaimer: Quyển hướng dẫn này là văn bản thể hiện chứng cứ và sự đồng tình của tác giả về những phương pháp điều trị khác nhau. Bất cứ chuyên gia y tế nào muốn áp dụng hay tham khảo hướng dẫn này nên có những đánh giá chuyên môn độc lập đối với từng trường hợp bệnh nhân riêng. Tổ chức Ung thư quốc gia không đại diện hay bảo đảm cho mọi thứ liên quan đến nội dung quyển hướng dẫn, đồng thời không chịu bất cứ trách nhiệm nào với việc sử dụng nó.
---Hết đoạn trích---

Có vẻ như quyển hướng dẫn sẽ bảo vệ các bác sĩ chuyên môn phần nào với điều kiện họ tuân theo nó. Để hoàn thành mục tiêu này, quyển sách phải được chuẩn bị kĩ càng dành cho mục đích chính là bảo vệ bệnh nhân. Nếu nội dung trong quyển hướng dẫn sai thì các tác giả có thể phải chịu trách nhiệm, trừ khi hướng dẫn đó cũng không trình bày một cách thực sự rõ ràng. Quyển hướng dẫn đáng tin cậy vì nó đã được hoàn thành trong những quy tắc nghiêm ngặt đó.
Hãy đọc đoạn trích một chuyên gia da liễu giới thiệu trên một website chuyên môn dưới đây.

---Đoạn trích---
Lời nói dối thứ 3 – bùng phát liệu có xuất hiện?
1) Một trong những lời nói dối to bự mà chúng ta hay nghe đó là thuốc bôi steroid sẽ gây ra bùng phát. Nhưng cái được gọi là bùng phát chỉ là tình trạng bệnh chuyển biến xấu do ngưng sử dụng steroid. Ví dụ, nếu ngưng dùng TCS theo ý muốn của bệnh nhân khi đang chữa trị phát ban, chứng phát ban thường sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người xem nó là bùng phát. Tuy nhiên, việc điều trị bằng TCS nên được tiếp tục cho đến khi các chuyên gia cảm thấy không cần thiết.
2) Việc thu thập nghiên cứu y tế chứa từ khóa “thuốc bôi steroid” hay “bùng phát” là vô ích vì chúng ta sẽ chỉ tìm được tài liệu về thuốc uống steroid. Ở nước ngoài, bùng phát là một triệu chứng xảy ra do uống steroid.
3) Như đã thấy ở trên, sử dụng TCS sẽ gây bùng phát là một phát biểu vô căn cứ. Vì vậy đừng lo lắng.
4) Đừng chú ý đến bác sĩ, dược sĩ hay những người bạn xung quanh bạn nếu họ đưa thông tin sai lầm.
5) Hãy đến gặp các chuyên gia da liễu được công nhận bởi Hiệp hội da liễu Nhật Bản nếu bạn có câu hỏi về thuốc bôi steroid.
---Hết đoạn trích---

Câu thứ hai hoàn toàn sai. Khi một bệnh nhân nghiện steroid do sử dụng lâu dài muốn kiện bác sĩ của mình, điều khó nhất là chứng minh sự xao nhãng của bác sĩ. Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân này bị liệt vào tình trạng nghiện steroid ở một bệnh viện hay phòng khám khác?
Bởi vì rất khó để xác minh những giải thích của bác sĩ hay phần kê đơn nào khiến bệnh nhân bị nghiện steroid, bệnh nhân thường không chứng minh được sự xao nhãng của bác sĩ. Nhưng vị chuyên gia trên đã tình nguyện để lộ sự xao nhãng của mình trên website. Tôi nghĩ bản copy của trang web này, hồ sơ kê đơn và chứng nhận nghiện steroid của một bác sĩ khác đã đủ để chứng minh điều đó.
Để phòng tránh điều này, Hiệp hội da liễu Nhật Bản cần chỉ định rõ trong quyển hướng cũng như thông báo cho mọi thành viên về chứng nghiện và bùng phát gây ra bởi việc sử dụng thuốc bôi steroid lâu dài, càng sớm càng tốt.